10 phong tục cưới hỏi của người Việt Nam mà cặp đôi nên biết

Hiện nay, hiểu và nắm rõ những phong tục cưới hỏi của người Việt Nam là điều vô cùng quan trọng. Nghi thức cưới hỏi được ông cha ta truyền lại từ rất lâu, nhắc nhở ta phải tôn trọng và gìn giữ tiếp tục phát huy. Để nắm rõ được những phong tục cưới hỏi quan trọng, hay cùng Bảo An Wedding Car tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Những phong tục cưới hỏi của người Việt Nam

Ý nghĩa phong tục cưới hỏi của người Việt Nam

Phong tục cưới hỏi không chỉ thể hiện nét văn hóa dân tộc trong đám cưới mà còn là điều thể hiện sự chứng kiến của mọi người đối với cô dâu chú rể. Rất nhiều người nước ngoài lấy chồng hoặc lấy vợ người Việt Nam đều tỏ ra thích thú với phong tục cưới ở đây, bởi đó là một nét văn hóa rất riêng biệt không một quốc gia nào có được.

==>Xem thêm Xe cưới Hải Phòng

Phong tục cưới hỏi là nét văn hóa riêng của Việt Nam

Lễ cưới đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời mỗi người. Còn tùy thuộc vào từng hoàn cảnh gia đình khác nhau mà tổ chức lễ cưới theo trình tự khác nhau. Nhưng tất cả đều thể hiện được tình yêu và niệm hạnh phúc của cặp đôi.

Tổng hợp những phong tục cưới hỏi của người Việt Nam

1. Lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ gặp mặt, là một trong những nghi lễ cưới truyền thống quan trọng của hai bên gia đình. Nhà trai đến nhà gái gặp mặt chính thức cho đôi nam nữ được phép qua lại, cả hai tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một cách kỹ lưỡng hơn.

==>Có thể bạn quan tâm Cho thuê xe cưới Hải Phòng

Lễ gặp mặt hai bên gia đình

2. Lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi là buổi lễ thông báo chính thức về sự kết giao của hai bên gia đình hai họ. Là một trong những buổi lễ được thực hiện đầu tiên trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam. Với nghi lễ này đã đánh dấu một bước chuyển đổi trong quan hệ hôn nhân.  

Trong lễ ăn hỏi, nhà trai cần chuẩn bị những mâm hoa quả có thể chẵn hoặc lẻ tùy thuộc vào gia đình để cảm ơn. Thường mọi người có thói quen chọn mâm quả là số chẵn tượng trưng cho có đôi có cặp, gia đình gắn kết hạnh phúc.

Lễ ăn hỏi là sự chính thức kết giao của gia đình hai bên

3. Lễ cưới

Lễ cưới hay còn được gọi là lễ đón dâu chính là nghi lễ quan trọng nhất trong phong tục cưới hỏi miền Bắc. Trong ngày cưới nhà trai sẽ có mâm lễ và phong bì tiền mặt để đưa nhà gái. Sau khi hai bên gia đình giới thiệu thì nhà trai sẽ trao trầu cho nhà gái và xin phép để cho chú rể vào phòng đón cô dâu.

Lễ đón dâu là nghi lễ quan trọng nhất

4. Lễ xin dâu

Đại diện để đưa lễ của nhà trai có thể là mẹ chồng hoặc người cô trong họ. Khi đoàn nhà trai đón dâu đến, nhà gái dẫn nhà trai vào nhà đặt đồ lễ lên bàn thờ theo thứ tự ở trước bàn thờ gia tiên.

5. Lễ rước dâu

Lễ rước dâu là một trong những phong tục cưới hỏi miền Bắc rất quan trọng. Dù cho nhà trai có di chuyển đến nhà gái bằng phương tiện gì thì trước khi vào nhà gái cũng cần phải giữ đội hình lại một cách đẹp đẽ nhất.

Nhà trai đến nhà gái xin rước dâu về

Vị trí dẫn đầu đoàn trong lễ rước dâu thường là đại diện nhà trai. Tiếp theo là bố chú rể, chú rể và tiếp đến là bạn bè họ hàng. Sau khi đã vào nhà gái, nhà trai được mời ngồi để hai bên gia đình giới thiệu nhau. Và nhà trai sẽ đứng dậy để có đôi lời phát biểu với nhà gái để chính thức được rước dâu về.

6. Tiệc tại nhà gái

Ngày xưa nhà gái sẽ sắp cỗ mời nhà trai ở lại dùng bữa. Nhưng ngày nay thủ tục rước dâu đã giản lược bớt. Chỉ đơn giản là mời nhà trai uống trà ăn bánh. Vì đoàn rước dâu cần phải về đúng giờ để kịp làm lễ thành hôn ở nhà trai.

Nhà gái mời nhà trai ăn bánh uống trà

7. Dâu rể làm lễ gia tiên

Chú rể phải làm lễ ở nhà trước khi sang nhà gái đón dâu. Khi sang nhà gái, cả cô dâu và chú rể phải thắp hương cúng bái tổ tiên tại nhà bố mẹ vợ. Còn cô dâu khi về nhà chồng, đầu tiên cũng là phải lễ trước bàn thờ tổ tiên nhà chồng.

Việc cô dâu chú rể làm lễ gia tiên trước bàn thờ hai họ chính là dịp để tổ tiên nhận mặt cô dâu chú rể.

Cô dâu chú rể làm lễ bái gia tiên

8. Thủ tục tại nhà trai Phòng tân hôn không chỉ là căn phòng để đón cô dâu . Mà nó còn là căn phòng riêng tư. Hay cuộc sống của cặp đôi vợ chồng mới cưới. Khi nhà gái được đưa về nhà chồng. Đại diện nhà trai sẽ đưa cô dâu lên xem phòng tân hôn. Bởi vậy phòng tân hôn luôn được trang trí đẹp đẽ. Vì đó chính là thể diện của gia đình nhà trai.

9. Lễ hợp cần

Khi cô dâu chú rể vào phòng, giường chiếu phải trải phẳng, kiêng chải lệch. Tối hôm đó, ở trong phòng, người chồng lấy cơi trầu trao một miếng cho vợ. Rồi sau đó rót một chén rượu, mỗi người uống một nửa, đó gọi là lễ hợp cần.

Lễ hợp cần của cô dâu và chú rể

10. Lễ lại mặt

Trong phong tục cưới hỏi miền Bắc thường có thêm một nghi thức nữa. Đó chính là lễ lại mặt sau đám cưới. Đây chính là thời điểm để cô dâu và chú rể thể hiện sự tôn trọng, hiếu thảo . Và cả sự chu đáo của mình đến gia đình hai bên.

Lễ lại mặt thể hiện sự hiếu thảo của vợ chồng với gia đình hai bên

Xe cưới Bảo An – đơn vị cho thuê xe cưới chuyên nghiệp

Bên cạnh những phong tục cưới hỏi của người Việt Nam. Việc lựa chọn thuê xe cưới cũng là điều không thể thiếu trong ngày cưới. Dịch vụ cho thuê xe hạng sang và quy mô hàng đầu tại Hải Phòng và miền Bắc.

Địa chỉ thuê xe cưới uy tín số 1 Hải PhòngBảo An Wedding Car – chúng tôi cam kết dịch vụ cho thuê xe cưới chuyên nghiệp, giá cả hợp lý. Bạn sẽ dễ dàng lựa chọn cho mình mẫu xe cưới phù hợp nhất. Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ thuê xe cưới vui lòng liên hệ qua số hotline để được tư vấn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.